[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Theo số liệu thống kê gần đây, Việt Nam có tới 90% người trên 60 tuổi bị mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó gần 32% là thoái hóa cột sống. Không chỉ có thể, hiện nay tình trạng trẻ hóa người mắc thoái hóa cột sống ngày càng nhiều do nhiều nguyên nhân trong lối sống hằng ngày. Quá trình thoái hóa diễn ra rất âm thầm và người bệnh ít có khả năng phát hiện được từ đó rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trong bài viết này, Heal Central sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh thoái hóa cột sống cũng như cách phòng và điều trị.
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính, tiến triển âm thầm, ít triệu chứng ban đầu nhưng để lại hậu quả hết sức nguyên trọng. Mức độ đau độ đau cột sống sẽ theo thời gian mà tăng dần.
Ở bệnh thoái hóa cột sống, cột sống biến dạng thường không có tình trạng viêm tuy nhiên bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng dẫn đến các tổn thương: thoái hóa sụn khớp, thoái vị địa đệm, kèm theo đó là các thay đổi ở phần xương sụn và màng hoạt dịch.
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời kết hợp với lối sống sinh hoạt hợp lý chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống.
Xem thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị, Nên ăn gì?
Cột sống cấu tạo từ các đốt xương xếp chồng lên nhau từ hộp sọ đến xương chậu. Đóng vai trò như một trục giúp nâng đỡ cơ thể, bảo vệ hệ thống thần kinh và các dây thần kinh ngoại vi.
Người ta phân loại thoái hóa cột sống như sau:
Vị trí | Loại thoái hóa | Khả năng bị thoái hóa |
7 đốt từ C1 – C7 | Thoái hóa cột sống cổ | Dễ bị thoái hóa |
12 đốt từ T1 – T12 | Thoái hóa cột sống vùng dưới cổ. | Khó bị thoái hóa |
5 đốt từ L1 – L5 | Thoái hoá cột sống thắt lưng | Dễ bị thoái hóa |
Các triệu chứng của bệnh thường có diễn biến âm thầm trong thời gian đầu, một số trường hợp có đau cột sống nhưng hết ngay sau đó. Khi phát bệnh thì biểu hiện thường thấy là đau các đốt sống cổ, thắt lưng. Đau khi hoạt động và đau cả khi không hoạt động.